Trọng tâm lý thuyết Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 1 PHẦN 1 - Ngữ văn 11
Tài liệu tổng hợp Ngữ pháp Ngữ văn lớp 11 hk1 ngắn gọn, chi tiết nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nắm vững kiến thức trọng tâm môn Ngữ Văn lớp 11 hk1, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ Văn lớp 11 sắp tới.
PHẦN TIẾNG VIỆT
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của xã hội và cộng đồng
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện như:
- Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, âm tiết, từ và ngữ cố định)
- Các quy tắc chung (qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)
- Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
2. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
- Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung.
- Tính riêng trong lời nói được thể hiện qua những phương diện như:
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Việc chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc
- Việc tạo ra từ mới
- Việc vận dung linh hoạt sáng tạo những qui tắc chung, phương thức chung
- Phong cách ngôn ngữ cá nhân thường gắn với các tác giả văn học nổi tiếng.
- Lời nói cá nhân vừa có những biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi, phát triển ngôn ngữ chung.
3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều:
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác
- Lời nói cá nhân vừa có biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung
- Chính sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều:
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác
- Lời nói cá nhân vừa có biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung
- Chính sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
1. Phân tích đề
Phân tích đề là công việc quan trọng trước tiên khi làm bài văn nghị luận gồm các yêu cầu bắt buộc: đọc kĩ đề, chú ý từ then chốt quan trọng để xác định yêu cầu về kiến thức, giới hạn và hình thức phương pháp làm bài thích hợp. Phân tích đề được tiến hành nhằm để trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
2. Lập dàn ý
Các yêu cầu phải có:
- Xác lập luận điểm, luận cứ bằng cách trả lời các câu hỏi: Là gì? Được thể hiện như thế nào? Có thể rút ra bài học gì? Phải làm gì?
- Sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trật tự logic nhất định, chặt chẽ và có thứ tự theo đề mục:
- Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc
Thao tác lập luận phân tích
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
a. Khái niệm
- Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của chúng.
- Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
b. Mục đích
- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.
c. Yêu cầu
- Xác định vấn đề phân tích
- Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ (các yếu tố, phương diện cấu thành đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác...)
- Khái quát tổng hợp (thái độ và đánh giá của người phân tích đối với đối tượng cần phân tích).
2. Cách phân tích
Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định:
- Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
- Quan hệ nhân quả
- Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
- Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích
Khi phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt, nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng
Thực hành về thành ngữ, điển cố
1. Tóm tắt nội dung
- Định nghĩa
- Thành ngữ: Thành ngữ là loại cụm từ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn, chứ không phải sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ
- Điển cố: Điển cố chính là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách thời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghét vào bài văn, vào lời nói để nói với những điều tương tự.
- Đặc điểm
Thành ngữ:
- Tính hình tượng: Thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thông qua những hình ảnh cụ thể
- Tính khái quát về nghĩa: có mục đích nói về những điều có tính khái quát cao, có chiều sâu và bề rộng. Nghĩa của thành ngữ thường mang tính triết lí sâu sắc, thâm thúy, hàm súc.
- Tính biểu cảm: Mỗi thành ngữ thường có sắc thái biểu cảm, thể hiện cả thái độ đánh giá và tình cảm của con người
- Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần làm cho thành ngữ dễ đọc, dễ nhớ
Điển cố:
- Hình thức ngắn gọn
- Nội dung, ý nghĩa hàm súc, thâm thúy
- Tác dụng
- Thành ngữ: Việc vận dụng thành ngữ tạo nên tính chất dân dã, mộc mạc, bình dị mà vẫn sâu sắc.
- Điển cố: Việc sử dụng điển cố, điển tích tạo nên tính chất bác học, ước lệ tượng trưng, tính trang nhã, cổ kính cho những sáng tác thơ văn của tác giả.
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là: ẩn dụ và hoán dụ. Chuyển tên gọi của đối tượng này sang tên gọi của đối tượng khác khi giữa chúng có mối liên hệ tương đồng hay tiếp cận.
2. Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
- Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm | |
Giống nhau | Cùng một hình thức âm nhưng có nhiều nghĩa | |
Khác nhau | Các nghĩa có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống | Các nghĩa không có mối quan hệ nào |
Thao tác lập luận so sánh
- Trong quá trình nhận thức thế giới khác quan, nhiều sự vật hiện tượng giống nhau có những điểm chung liên quan đến nhau nhưng cũng có những điểm riêng. Vì vậy, trong văn nghị luận khi phân tích các vấn đề cũng có trường hợp như thế nên người ta thường sử dụng thao tác so sánh để đối chiếu các vấn đề nhằm làm sáng tỏ những điểm chung cơ bản giống nhau cũng như khác nhau.
- Mục đích của so sáng: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các ngữ pháp Ngữ văn 11 hk1, Các bạn có thể tham khảo và ôn tập cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng rằng bài viết này của Điểm 10+ sẽ hữu ích đối với bạn.
Tham khảo KHÓA HỌC NGỮ VĂN LỚP 11: Tại đây