Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 - PHẦN CUỐI - Học kì 1 đầy đủ, chi tiết
Với mục đích giúp học sinh dễ dàng nhớ và nắm vững những công thức của Vật lý lớp 12 học kì 1, Điểm 10+ đã tóm tắt bộ công thức Vật lý lớp 12 giúp học sinh đạt được điểm cao trong đề thi HK1 Vật lý 12 sắp tới.
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
1. Đại cương về sóng cơ học
Truyền sóng là quá trình truyền năng lượng, truyền pha dao động. Khi sóng truyền qua thì các phần tử sẽ dao động tại chỗ chứ không bị truyền đi theo sóng. Sóng không truyền được trong chân không
- Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.
- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn
- Bước sóng , trong đó λ là bước sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ sóng.
- Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí
- Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tốc độ truyền sóng thay đổi, bước sóng thay đổi còn tần số (chu kì, tần số góc) của sóng thì không thay đổi.
- Khoảng cách giữa n đỉnh sóng là (n-1)λ, khoảng thời gian sóng truyền qua n đỉnh sóng là (n-1)T.
- Phương trình dao động tại nguồn O là u0=a cos(ωt + φ). Phương trình dao động tại điểm M, nằm ở sau nguồn O, cách O một khoảng dM là .
- Độ lệch pha giữa hai điểm M,N trên cùng một phương truyền sóng . Suy ra M,N cùng pha khi MN= kλ, ngược pha khi MN = (k + 0.5)λ, vuông pha khi
- Cùng pha gần nhau nhất λ, ngược pha gần nhau nhất 0,5λ, vuông pha gần nhau nhất 0,25λ.
- Cách xác định sự lên xuống của các phần tử
- Sườn đón sóng: đi xuống
- Sườn không đón sóng: đi lên
2. Giao thoa sóng
- Điều kiện để có giao thoa sóng: phải là 2 sóng kết hợp (cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha không đổi theo thời gian).
- Phương trình giao thoa sóng tại M do hai sóng Us1 = A cos(ωt + φ1), Us2 = A cos(ωt + φ2) truyền đến là
Đặc biệt nếu hai nguồn cùng pha thì
- Biên độ sóng tại M tính theo công thức
- Điều kiện cực đại, cực tiểu:
- 2 nguồn cùng pha: cực đại d1 – d2 = kλ, cực tiểu d1 – d2 = (k – 0,5)λ
- 2 nguồn ngược pha: cực đại d1 – d2 = (k – 0,5)λ, cực tiểu d1 – d2 = kλ
- Trên đường nối hai nguồn, khoảng cách giữa 2 CĐ liên tiếp hoặc 2 CT liên tiếp là λ/2; khoảng
cách giữa CĐ,CT liên tiếp là λ/4
- Cách tìm số điểm CĐ, CT trên đoạn thẳng MN:
+ Bước 1: Xác định hai nguồn cùng pha hay ngược pha
+ Bước 2: Xác định đề bài hỏi cực đại hay cực tiểu
+ Bước 3: Viết công thức tính (dựa vào 2 bước trên): XS1 - XS2 = (...)λ
+ Bước 4: Tính k tại từng điểm (Thay chữ X bằng chữ M hoặc N ở bước 3).
- Nếu M,N cùng phía so với nguồn thì tính kM và kN
- Nếu M,N trái phía so với nguồn thì tính kM, kN, k0 với O là giao điểm của MN và S1S2. Sau đó đếm số điểm trên OM và ON
- Cực trị trong giao thoa: Xem lại các bài trọng tâm trong vở ghi.
- Bài toán cho 2 nguồn dao động cùng pha. Xác định điểm dao động cực đại và:
- Cùng pha với nguồn ⟺ d1 = k1λ, d2 = k2λ,
- Ngược pha với nguồn ⟺ d1 = (k1 + 0.5)λ, d2 = (k2 + 0.5)λ
3. Sóng dừng
- Sóng dừng là sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Khác với sóng cơ bình thường, các phần tử trong sóng dừng chỉ có thể dao động cùng pha hoặc ngƣợc pha, cụ thể nếu các phần tử trên cùng một bó sóng sẽ dao động cùng pha với nhau, trên 2 bó sóng liền kề sẽ dao động ngược pha.
- Nếu vật cản cố định thì tại điểm phản xạ, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới và triệt tiêu lẫn nhau (ở đó có nút sóng).
- Nếu vật cản tự do thì tại điểm phản xạ, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới và tăng cường lẫn nhau (ở đó có bụng sóng).
- Khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là λ/2 , giữa nút sóng và bụng sóng liên tiếp là λ/4
- Bề rộng bụng sóng là L = 2Abụng = 4Anguồn
- Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng (các điểm đi qua VTCB) là T/2
- Điều kiện để có sóng dừng trên dây: 2 đầu cố định: l = kλ/ 2
1 đầu cố định, 1 đầu để hở: l = (k + 0.5)λ/2
- Biên độ sóng tại điểm M cách nút một khoảng dnút, cách bụng một khoảng dbụng là, với Ab là biên độ của bụng sóng.
4. Sóng âm
- Là những sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí
- Nhạc âm là những âm khi nghe có cảm giác êm ái, dễ chịu. Đồ thị dao động của nhạc âm là những đường cong tuần hoàn. Tạp âm là những âm nghe nói tai có đồ thị là những đường không tuần hoàn.
- Đặc trưng sinh lý
- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm. Tần số càng lớn thì âm càng cao. Tai người chỉ nghe được những âm có tần số trong khoảng 16 – 20000 Hz, > 20000Hz là siêu âm, < 16Hz là hạ âm
- Độ to phụ thuộc đồng thời vào mức cường độ âm và tần số âm.
- Âm sắc : Là sắc thái của âm thanh, giúp phân biệt các loại nhạc cụ, phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động âm
- Đặc trưng vật lý
- Cường độ âm là năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian: , cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 (W/m2 )
-
Để so sánh độ to của một âm với độ to của âm chuẩn, người ta dùng khái niệm Mức cường độ âm . Chú ý 1B = 10dB.
- Nếu đặt nguồn âm tại O thì mối liên hệ giữa mức cường độ âm tại A và B là
CHƯƠNG III: ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Đại cương dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian
- Biểu thức tức thời của cường độ dòng điện i = I0 cos(ωt + φ), điện áp u = U0 cos(ωt + φu), φ= φu – φi là là độ lệch pha của u so với i.
- Điện áp hiệu dụng U = U0 /√2, , cường độ hiệu dụng I = I0 / √2
- Mạch điện chứa 1 phần tử
+ Mạch chứa R: u,i cùng pha với nhau
+ Mạch chứa L: u sớm pha i góc π/2 nên
+ Mạch chứa C: u trễ pha i góc π/2 nên
- Nếu u và i vuông pha với nhau thì
- Nắm vững VTLG để áp dụng 1 số bài của điện xoay chiều.
2. Mạch RLC
- Cảm kháng Z = ωL, dung kháng ZC = 1/ωC
- Tổng trở toàn mạch
được gọi là hệ số công suất của đoạn mạch.
- Nếu ZL > ZC thì φ > 0 (u sớm pha hơn i): mạch có tính cảm kháng.
- Nếu ZL < ZC thì φ < 0 (u trể pha hơn i): mạch có tính dung kháng.
- Nếu ZL = ZC thì φ = 0 (u cùng i): mạch xảy ra cộng hưởng
- Định luật Ôm
- Công suất
- Cần vận dụng giản đồ vecto thành thạo để giải toán điện xoay chiều. Thông thường dùng giản đồ vecto trượt theo thứ tự LrRC, nếu có uRL vuông pha uRC thì nên sử dụng giản đồ vecto buộc. Xem lại định lí hàm số cosin, hàm số sin, hệ thức lượng trong tam giác vuông để giải toán trên giản đồ.
3. Cực trị
Các công thức sau đây áp dụng cho trƣờng hợp cuộn dây thuần cảm
R thay đổi:
- R = 0 thì I, UL, UC, ULC max
-
P max khi R0 = |ZL – ZC |, khi đó cos φ = 1/√2,
-
R1, R2 là hai giá trị cho cùng một công suất P. Khi đó
Với φ1,φ2 lần lượt là góc hợp bởi u và i trong hai trường hợp R1,R2
- L thay đổi
- ZL = ZC (Cộng hưởng điện) thì I, P, UR, URC, UC, cosφ max và Z min. Khi đó
Hai giá trị ZL1,ZL2 cho cùng I, P, UR, URC, UC, cosφ thì luôn có ZL1 + ZL2 = 2ZC
-
ZL0 thì UL max khi đó
-
ZL1,ZL2 thì có cùng UL, khi đó
Với φ1,φ2,φ0 là độ lệch pha của u và i khi ZL1,ZL2, ZL0
-
L thay đổi để URL max, khi đó
- C thay đổi: Giống với L thay đổi, chỗ nào có L thì thay thế lại bằng C ở các công thức ở trên.
- ω thay đổi: Giả sử ω = ωL thì UL max, ω = ωC thì UC max, ω = ωR = ω0 thì UR max (cộng hưởng)
Khi đó ta có
Lần lượt chia hoặc nhân vế với vế của 2 phương trình này ta sẽ suy ra được ωL và ωC . Nên học thuộc hệ này chứ không nên học thuộc đơn lẻ công thức tính ωL, ωC .
- ω1, ω2 thì cùng UR, ωR thì UR max. Khi đó
- ω1, ω2 thì cùng UL, ωL thì UL max. Khi đó
Khi UL max ta có tan φRC. tan φmạch= -½, Z2L= Z2 + Z2C
-
ω 1, ω2 thì cùng UC, ωC thì UC max. Khi đó ω21 + ω22 = 2 ω2CKhi UC max ta có tan φRC. tan φmạch= -½, Z2C= Z2 + Z2L
Chú ý
4. Máy biến áp, Truyền tải điện năng, máy phát điện
- Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, có tác dụng biến đổi điện áp xoay chiều, không biến đổi điện áp một chiều và không làm thay đổi tần số dòng điện.
Công thức máy biến áp lí tưởng:
- Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Gồm có 2 phần: Phẩn ứng là nam châm tạo ra từ trường, phần cảm là khung dây tạo ra dòng điện.
- Phần nào quay thì là roto, phần nào đứng yên thì là stato
-Tần số dòng điện do máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, rôto quay với vận tốc n vòng/giây phát ra: f = np (Hz).
Từ thông 1 vòng dây
Suất điện động trong khung dây:
Chú ý: e vuông pha với từ thông Φ nên
Suất điện động cực đại E0 = NωΦ0 = ωNSB.
Khi tốc độ rôto thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến ZL,ZC và E0.
Khi rô to quay với tốc độ n1,n2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch như nhau, khi quay với n0 thì cường độ cực đại. Khi đó
- Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. Tốc độ quay của khung dây nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (dòng điện)
- Truyền tải điện năng
Công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng:
Độ giảm điện áp trên đường dây tải điện: ΔU = IR
Hiệu suất tải điện:
Muốn giảm công suất hao phí (tăng hiệu suất truyền tải) thì cách tốt nhất là tăng U (dùng máy biến áp)
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ - SÓNG ĐIỆN TỪ
DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
Chu kỳ, tần số dao động riêng của mạch LC:
Nếu C1 ≤ C ≤ C2 →
Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng là ,
trong đó d là khoảng cách giữa hai bản tụ điện, S là diện tích đối diện hai bản tụ, k = 9.109
- Quan hệ về các biên độ
- Quan hệ về pha các đại lượng: u cùng pha q, i sớm pha π/2 so với q
SÓNG ĐIỆN TỪ
- Sóng điện từ là quá trình truyền đi trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn trong không gian theo thời gian. Bước sóng điện từ
- E và B cùng pha nên
- Quy tắc bàn tay phải: Sóng truyền vào lòng bàn tay, chiều ngón cái chỉ B, ngón trỏ chỉ E
Tham khảo KHÓA HỌC VẬT LÝ LỚP 12: Tại đây