Tổng hợp Lý thuyết Hóa học lớp 12 - HK1 đầy đủ, chi tiết PHẦN CUỐI

Tài liệu tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 12 hk1 ngắn gọn, chi tiết nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nắm vững kiến thức trọng tâm môn Hóa học 12 hk1, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa lớp 12 sắp tới.


B. AMINO AXIT

I. KHÁI NIỆM

1. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử có chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)

2. Công thức: amino axit: R(NH2)n(COOH)m hoặc CxHyOzNt

3. Đồng phân: (C2H5O2N và C3H7O2N)

4. Danh pháp:

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Phân tử có nhóm –COOH thể hiện tính axit

- Phân tử có nhóm –NH2 thể hiện tính bazơ

- Có sự tương tác tạo ra ion lưỡng cực: H2N-R-COOH ↔ H3N+- R – COO-

- Amino axit là những hợp chất ion, ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính chất lưỡng tính: Phản ứng với axit vô cơ mạnh và bazơ mạnh

  HOOC-CH2-NH2 + HCl → HOOC-CH2-NH3Cl

  H2N-CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

2. Tính axit, bazơ của dung dịch amino axit: R(NH2)n(COOH)m

- Đối với hợp chất có dạng (NH2)xR(COOH)y

  • Nếu x < y → dung dịch có môi trường axit→ quỳ chuyển đỏ
  • Nếu x > y → dung dịch có môi trường bazơ→ quỳ chuyển xanh
  • Nếu x = y → dung dịch có môi trường trung tính→ không đổi màu quỳ

- Đối với hợp chất dạng: R(NH3Cl)x(COOH)y(NH2)z(COONa)t

  • Nếu x + y > z + t môi trường axit => quì sang đỏ
  • Nếu x + y < z + t môi trường bazo => quì sang xanh
  • Nếu x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì

3. Phản ứng riêng của nhóm –COOH: phản ứng este hóa

NH2–CH2–COOH + C2H5OH ↔ H2N–CH2–COO-C2H5 + H2O

4. Phản ứng trùng ngưng:

nH2N-[CH2]5–COOH → -(-NH–[CH2]5–CO-)n-  + nH2O

  axit-ε-aminocaproic       policaproamit (tơ capron) 


C. PEPTIT VÀ PROTEIN

I. PEPTIT

1. Khái niệm

- Peptit: là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit

- Liên kết peptit: là liên kết -CO – NH- giữa hai đơn vị α- amino axit

- Nhóm  –CO – NH-: được gọi là nhóm peptit

  • Phân tử peptit chứa 2 gốc α-amino axit gọi là đipeptit (có 1 liên kết peptit)
  • Phân tử peptit chứa 3 gốc α-amino axit gọi là tripeptit (có 2 liên kết peptit)
  • Phân tử peptit chứa trên 10 gốc α-amino axit gọi là poli peptit

2. Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân (xt axit hay bazơ) → các α - amino axit.

Phản ứng màu: peptit + Cu(OH)2/NaOH → hợp chất màu tím (phức chất của đồng)

II. PROTEIN

1. Khái niệm: Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

2. Phân loại: 2 loại

Protein đơn giản: khi thủy phân cho hỗn hợp các - amino axit

Protein phức tạp: là loại protein được tạo thành từ prtein đơn giản và phi protein. 

3. Tính chất:

Tính chất  đông tụ: các protein hình cầu tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và đông tụ khi đun nóng.

Vd: Sự đông tụ của lòng trắng trứng khi đun nóng

Phản  ứng thủy phân: (xt axit hay bazơ) tạo thành  α-amino axit

Protein   xt→   các chuỗi peptit   xt→  các α-amino axit

Phản ứng màu với Cu(OH)2/NaOH tạo màu tím đặc trưng để phân biệt protein.

Protein + Cu(OH)2    OH−→  hợp chất màu tím => Phản ứng nhận biết lòng trắng trứng

CHƯƠNG 4: POLIME

I. ĐẠI CƯƠNG POLIME

1. Khái niệm: Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Ví dụ:     (–CH2-CH2–)n   ,   (–NH[CH2]5–CO–)n

                 Polietilen                       Nilon-6

Với:

  • n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.   
  • Các phân tử CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH, ... phản ứng với nhau tạo nên polime thì gọi là monome.
  • Tên của polime = poli + tên của monome.

2. Phân loại:

 - Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, cao su, ...

 - Polime tổng hợp (được trùng hợp, trùng ngưng): polietilen, cao su buna, 6,6, ...

 - Polime bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat, ...

3. Đặc điểm cấu trúc: Polime là những chất phân tử khối cao

- Mạch không nhánh: PE, PVC, xenlulozơ, amilozơ.

- Mạch có nhánh: amilopectin, glicogen, …

- Mạch mạng không gian: CS lưu hóa, nhựa bakelit.

4. Tính chất vật lý: Không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy cố định, khó hòa tan, cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi, …

5. Tính chất hóa học(đọc thêm) Polime có những pứ phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch cacbon.

6. Phương pháp điều chế:

a. Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime).

 Điều kiện: Cấu tạo monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.

b. Phản ứng trùng ngưng: là quá trình kết hợp nhiều ptử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime) đồng thời giải phóng những ptử nhỏ khác (H2O, HCl, ...).

Điều kiện: Cấu tạo monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng.

Ví dụ: HOOC-C6H4-COOH; OH-CH2-CH2–OH

II. VẬT LIỆU POLIME

1. Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo (PE, PVC, thủy tinh hữu cơ, PPF)

a) Polietilen. (PE): (-CH2 - CH2-)n

nCH2=CH2    xt→    ( CH2 - CH2 )n.

b) Polivinyl clorua. (PVC): (-CH2 – CHCl-)n

c) Poli(metyl metacrylat): thủy tinh hữu cơ plexiglas

 

 2. Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, bền, có mạch không phân nhánh.

Phân loại:       

- Tơ thiên nhiên: bông, sợi, len, lông cừu, tơ tằm, …

- Tơ hóa học: + Tơ tổng hợp: nilon-6,6, capron, nitron hay olon, ...

Nilon-6,6:

NH2-[CH2]5-NH2 + HOOC-[CH2]4-COOH → (-NH-[CH2]5-NH-OC-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O

Hexametylenđiamin       axit ađipic                             (thuộc loại tơ poliamit)

Nilon-7: tơ enang.

NH2-[CH2]6-COOH → (-NH-[CH2]6 –CO-)n + H2O

Tơ nitron hay tơ olon:                  

nCH2=CHCN     ROOR,t0→    ( CH2 - CHCN )n

acrilonitrin                          poli(acrilonitrin)

Tơ bán tổng hợp: visco, xenlulozơ axetat, ...

3. Cao su: Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

Phân loại:

- Cao su thiên nhiên: (C5H8)n có tên poliisopren

- Cao su tổng hợp: Cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N

4. Vật liệu compozit: là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

5. Keo dán tổng hợp (đọc thêm): Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính mà không làm biến đổi bản chất hóa học. Vd: Nhựa vá săm, keo dán epoxi, keo dán ure-fomanđehit.

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

1. Tính chất vật lý

 

- Khối lượng riêng: Os lớn nhất, Li nhỏ nhất

- Nhiệt độ nóng chảy: W lớn nhất, Hg nhỏ nhất

- Tính cứng: Cr cứng nhất, Cs nhỏ nhất

Tính chất hóa học: Tính khử: 

- Tác dụng với phi kim:

3Fe + 2O2    t∘→   Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

2Fe + 3Cl2    t∘→  2FeCl3

2Fe + 3Br2     t∘→  2FeBr3

- Tác dụng với axit:

H2SO4 loãng, HCl + kim loại trước H → H2↑ + muối (kim loại có hóa trị thấp)


 

H2SO4 đặc nóng, HNO3  +  hầu hết các kim loại ( trừ Au,Pt) tạo muối (kim loại có hóa trị cao) + sản phẩm khử + H2O

3Cu + 8HNO3(l) →→3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

  • Fe, Al, Cr thụ động (không phản ứng) với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội

2. Dãy điện hóa:

Tác dụng với +1H2O: Kim loại kiềm, Ca, Ba, Sr (t0 thường)

 

Na + H2O →→ NaOH + H2

Ba + 2H2O →→ Ba(OH)2 + H2

Điều chế kim loại:

(1): Điện phân nóng chảy: 

(2): Điện phân nóng chảy: 

(3): Điện phân dung dịch, thủy luyện, nhiệt luyện

Điện phân dung dịch:

 

Ăn mòn kim loại:

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường (quá trình OXH – Khử)


 

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học:

- Các điện cực khác nhau về bản chất.

- Các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly.

Bảo vệ kim loại:

- Phương pháp bảo vệ bề mặt: sơn, mạ, bôi dầu mỡ…

- Phương pháp điện hóa: dùng kim loại mạnh hơn làm vật hi sinh ví dụ: dùng Zn bảo vệ Fe.


GHI DANH VÀ HỌC TẠI

  • Điểm 10+ Quận 7:1316 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q. 7

  • Điểm 10+ Quận 3: 386/52 Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3
  • Điểm 10+ Gò Vấp: 656/15 Quang Trung, P.11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM

  • Điểm 10+ Tân Bình: 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM 

  • Điểm 10+ Tân Phú: 539 Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

  • Điểm 10+ Bình Thạnh: 35/9 Nguyễn Văn Đậu, P.6, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

  • Điểm 10+ Hàng Xanh – Thị Nghè: 121 Nguyễn Cửu Vân, P. 17, Q. Bình Thạnh

  • Điểm 10+ Phú Nhuận: Học tại 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM (Giáp Phú Nhuận, ngay vòng xoay Lê Văn Sỹ với Nguyễn Trọng Tuyển)
  • Học online/ Trực tuyến: Học sinh toàn quốc, du học sinh nước ngoài

  • Hotline : 0933 39 87 87 – ĐT 0899 92 87 87


Tham khảo KHÓA HỌC HÓA HỌC LỚP 12 : TẠI ĐÂY

Form đăng ký tư vấn

Gọi ngay

Zalo

Facebook