Kiến thức, công thức Toán 3 Học kì 1 (chi tiết nhất)
Tài liệu tổng hợp Lý thuyết Toán lớp 3 hk1 ngắn gọn, chi tiết nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 3 hk1, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán lớp 3 sắp tới.
1.Cách đọc, viết các số có 4,5 chữ số
- Yêu cầu kiến thức phần này là phải nắm được cách đọc số thuần thục theo thứ tự từ trái sang phải. Bao gồm: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. Đồng thời nắm rõ những trường hợp đặc biệt khi đọc số như: 0 là mươi, 1 là mốt hay 4 tư,....
- Ví dụ:
15 730: mười lăm nghìn bảy trăm bamươi
8 148: tám nghìn một trăm bốn mươi tám
6 452: Sáu nghìn bốn trăm năm mươi hai
63 524: Sáu mươi ba nghìn năm trăm hai mươi bốn
Cộng trừ các số có 3 chữ số
- Cộng trừ có 3 chữ số là dạng toán tiếp theo mà các em phải nắm đối với những kiến thức toán lớp 3 đã học của mình. Yêu cầu của bài này vô cùng đơn giản chỉ cần phải biết cách đặt tính theo cột dọc, đặt thẳng các hàng.
- Phép tính không nhớ thì chỉ cần tính kết quả từ phải sang trái.
- Phép tính có nhớ: Nếu cộng hoặc trừ được số bằng hoặc lớn hơn mười thì ta viết kết quả hàng đơn vị sau đó nhớ lấy hàng chục . Sau đó khi thực hiện phép cộng tiếp theo chúng ta sẽ cộng thêm phần nhớ vừa rồi vào kết quả của mình.
2. Nhân, chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Phép nhân
- Bước 1: Đặt phép tính sao cho các đơn vị của hai thừa số được thẳng hàng.
- Bước 2: Nhân lần lượt từ số hạng có một chữ số với chữ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số hạng còn lại. Ghi kết quả thu được.
- Phép chia: Dạng chia hết
- Bước 1: Đặt tính.
- Bước 2: Chia lần lượt từ trái sang phải, chia từ hàng nghìn chục của số bị chia rồi mới chia đến hàng đơn vị. Đây là một phép tính phức tạp đòi hỏi người tính phải nắm bắt và kết hợp thuần thục đủ 4 phép tính nhân, chia, cộng, trừ.
3. Tìm x; y
- Muốn tìm số hạng chưa biết (x;y), ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết
- Muốn tìm thừa số chưa biết (x;y), ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi kết quả thu được.
- Ngược lại nếu bạn muốn tìm số bị trừ thì ta chỉ cần lấy lấy hiệu là kết quả phép tính cộng với số trừ.
- Muốn tìm số đã chia, ta lấy số bị chia chia cho kết quả là thương
- Muốn tìm số bị chia, ta lấy kết quả phép tính hay còn được gọi là thương nhân với số đã chia.
4. Bảng đơn vị đo độ dài
- Bao gồm có 7 đơn vị liền kề: Km – hm – dam – m – dm –cm – mm (Mỗi đơn vị liền sau sẽ kém hơn 10 và ngược lại).
- Ví dụ: 1km = 10hm hoặc 10hm = 1km
5. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé chính là dạng toán tìm kiếm sự chênh lệch giữa hai con số có cùng đơn vị đo. Bằng cách lấy số lớn và chia cho số bé hơn trong đề bài.
6. So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
Tương tự như so sánh số lớn gấp mấy lần số bé khi muốn tìm kết quả của dạng bài tập này ta sẽ thực hiện đầy đủ theo thứ tự hai bước sau:
- Bước 1: Tính toán và tìm xem số lớn sẽ gấp bao nhiêu lần số bé.
- Bước 2: Ghi lại đáp án đã tìm ra của phép tính.
7. Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần
- Nếu muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần và ngược lại muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
8. Tính giá trị biểu thức
- Thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải nếu trong biểu thức chỉ có hai phép tính là cộng và trừ.
- Đối với biểu thức có chứa hai phép tính là nhân và chia ta cũng thực hiện tương tự cách làm như phép cộng.
- Với những biểu thức có đầy đủ 4 phép tính nhân, chia, cộng, trừ thì ta sẽ ưu tiên nhân và chia trước, sau đó mới thực hiện hai phép tính cộng và trừ còn lại.
- Những biểu thức có sử dụng dấu ngoặc thì ta cần tìm kết quả trong ngoặc trước sau đó mới đến các phép tính bên ngoài.
9. Hình học
- Nhận diện hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, … thông qua cách đếm góc vuông.
- Nhận diện hình và đếm các góc trong hình mà đề bài yêu cầu để biết được góc vuông, không vuông ta dùng thước êke để kiểm tra nhé.
- Bước 1: Đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (áp dụng tất cả các hình)
- Bước 2: Liệt kê theo thứ tự đã đánh dấu trên.
- Quy tắc và công thức để tìm kiếm chu vi hình vuông và hình chữ nhật.
- Quy tắc khi muốn tính chu vi hình chữ nhật đầu tiên chúng ta cần phải xác định lại hình học đó thông qua các điều kiện được quy định của nó. Ví dụ: 4 góc phải vuông, có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Sau đó sử dụng công thức sau: Chu vi hình chữ nhật= (chiều dài + chiều rộng) x 2.
- Tương tự cách xác định đối với hình vuông là phải có đầy đủ 4 cạnh bằng nhau và độ dài các cạnh không đổi. Tiếp theo áp dụng công thức tính chu vi hình vuông = Độ dài một cạnh x 4.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các công thức toán 3 hk1, Các bạn có thể tham khảo và ôn tập.
GHI DANH VÀ HỌC TẠI
-
Điểm 10+ Quận 7:1316 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q. 7
- Điểm 10+ Quận 3: 386/52 Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3
-
Điểm 10+ Gò Vấp: 656/15 Quang Trung, P.11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
-
Điểm 10+ Tân Bình: 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM
-
Điểm 10+ Tân Phú: 539 Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
-
Điểm 10+ Bình Thạnh: 35/9 Nguyễn Văn Đậu, P.6, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
-
Điểm 10+ Hàng Xanh – Thị Nghè: 121 Nguyễn Cửu Vân, P. 17, Q. Bình Thạnh
- Điểm 10+ Phú Nhuận: Học tại 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM (Giáp Phú Nhuận, ngay vòng xoay Lê Văn Sỹ với Nguyễn Trọng Tuyển)
-
Học online/ Trực tuyến: Học sinh toàn quốc, du học sinh nước ngoài
-
Hotline : 0933 39 87 87 – ĐT 0899 92 87 87