Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 hk1 đầy đủ và chi tiết nhất

Lớp 9 là năm học cuối cấp THCS, là năm học cực kì quan trọng đối với bất cứ mỗi học sinh. Muốn thi vào lớp 10 được điểm cao ở môn Ngữ Văn thì các em phải nắm vững kiến thức cơ bản lẫn nâng cao của môn Ngữ văn lớp 9. Cùng Điểm 10+ ôn tập lại kiến thức lớp 9 Ngữ văn học kì 1 nhé.


PHẦN TIẾNG VIỆT

1. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

  • Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

  • Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

2. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

  • Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

  • Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

  • Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

  • Thêm từ rằng hoặc  trước lời dẫn.

  • Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

  • Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

  • Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

4. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

  • Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

  • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

5. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

  • Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

  • Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

6. Trau dồi vốn từ

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

7. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn: Là từ mà được cấu tạo bởi một tiếng. Ví dụ: Sách, bàn, phòng, gỗ,…

- Từ phức: Là từ mà có cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Ví dụ: sách vở, bàn ghế, điện thoại di động,…

Từ ghép: Có cấu tạo mà từ hai tiếng trở lên. Các tiếng thì đều có nghĩa. Ví dụ: xe máy, xe ô tô, đèn pin, ăn mặc, thầy cô, xăng dầu,…

Phân loại:

  •  Từ ghép chính phụ.

  •  Từ ghép đẳng lập.

- Từ láy: Có cấu tạo mà từ hai tiếng trở lên. Chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc là không có tiếng nào có nghĩa. Phần nguyên âm và phụ âm sẽ được láy giống nhau hoặc chỉ một phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy như nhau. Ví dụ: đo đỏ, hâm hâm, thăm thẳm, xấu xí, lao xao, róc rách,…

 Phân loại:

  • Từ láy toàn bộ.

  • Từ láy bộ phận.

- Thành ngữ:  Loại cụm từ mà có cấu tạo cố định, biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ: bảy nổi ba chìm, hoa ghen thua thắm, tắt lửa tối đèn,…

  • Nghĩa của một thành ngữ sẽ có thể bắt nguồn trực tiếp từ một nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thì thông qua một số phép chuyển nghĩa như phép ẩn dụ, phép so sánh,…

  • Ngắn gọn và thật hàm súc, có nhiều tính hình tượng và biểu cảm cao.

- Từ nhiều nghĩa: Là từ mà có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển, nghĩa của từ nhiều nghĩa thì bao giờ cũng có một mối liên hệ nào đó với nhau.

Ví dụ: 

  • Nghĩa gốc: Quả nho này ngọt quá.

  • Nghĩa chuyển: Chị ấy nói với cái giọng ngọt thật.

- Từ đồng âm: Là những từ mà giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. Ví dụ:  mùa thu/thu gom tiền

- Từ đồng nghĩa: Là những từ mà có nghĩa giống nhau hoặc sẽ gần giống nhau. Ví dụ:  chết /tử /hi sinh

 Phân loại:

  • Đồng nghĩa hoàn toàn (không có phân biệt về sắc thái nghĩa đâu).

  • Đồng nghĩa không hoàn toàn (có thấy được sắc thái nghĩa khác nhau).

- Từ trái nghĩa: Là những từ mà có nghĩa trái ngược hẳn nhau. Ví dụ: Đẹp, xinh/xấu, xấu xí

- Trường từ vựng: là tập hợp các loạt đơn vị từ vựng có nhiều mối liên hệ với nhau dựa trên một tiêu chí nhất định nào đó. Các trường từ vựng được xây dựng nên dựa trên mối quan hệ đa chiều với nhau, có thể là mối quan hệ theo quan hệ dọc hoặc quan hệ ngang. 

Phân loại:

  • Trường từ vựng tuyến tính, ví dụ: Trường từ vựng tuyến tính  của từ "ăn" sẽ có các từ như: cơm, phở, cháo, nhanh, chậm, no,…

  • Trường từ vựng trực tuyến: 2 loại: trường biểu vật và trường biểu niệm

Vi dụ: Từ danh từ "cá" chúng ta có thể xây dựng được một trường nghĩa biểu vật sẽ là: cá chép, cá mè, cá thu, cá chim…

Ví dụ: Dụng cụ để học tập: sách, vở, bút, thước, tẩy…

  • Trường liên tưởng, ví dụ: Trường từ vựng "trường học", khi nhắc tới gia đình chúng ta thường dễ liên tưởng đến mối quan hệ trong trường học như: thầy cô, bạn bè

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy, ví dụ: chỏng quèo. 

Ví dụ: Từ tượng hình gợi tả màu sắc: loè loẹt, chói chang, bềnh bệch, sặc sỡ, rực rỡ,...

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

Ví dụ: Từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa: Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách,...


Kết luận

Trên đây là tổng hợp các ngữ pháp Ngữ văn 9 hk1, Các bạn có thể tham khảo và ôn tập cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng rằng bài viết này của Điểm 10+ sẽ hữu ích đối với bạn.


Tham khảo KHÓA HỌC NGỮ VĂN LỚP 9: Tại đây

 


 

Form đăng ký tư vấn

Gọi ngay

Zalo

Facebook