Kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 7 hk1 đầy đủ và chi tiết nhất

Tài liệu tổng hợp Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 hk1 ngắn gọn, chi tiết nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nắm vững kiến thức trọng tâm môn Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 hk1, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 sắp tới.


A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chương 1. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.

- Nguyên tử trung hòa và điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu.

- Nguyên tố hóa học

  • Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

  • Theo chiều tăng ĐTHN
  • Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.


Chương 2: Phân tử. Liên kết hóa học

- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đẩy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học. Phân tử hợp chất được tạo nên bởi nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

- Liên kết hoá học: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải của kí hiệu hóa học. Công thức hóa học cho biết:

+ Các nguyên tố hóa học tạo nên chất.

+ Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử.

+ Khối lượng phân tử của chất.

+ Tính được phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.


Chương 3: Tốc độ

- Tốc độ chuyển động đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động 

- Một số đơn vị của quãng đường, thời gian, tốc độ

s m km km m
t s h phút phút
v m/s km/h km/phút m/phút

 

- Có thể đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, thiết bị “Bắn tốc độ”,...

- Đồ thị quãng đường – thời gian


Chương 4: Âm thanh

- Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

- Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

- Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm. Các môi trường truyền âm: chất rắn, chất lỏng và chất khí. Không nghe được âm thanh trong môi trường chân không.

- Biên độ dao động của nguồn âm là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của vật khi dao động. Muốn âm phát ra to hơn ta cần làm nguồn âm dao động mạnh hơn để có biên độ dao động lớn hơn.

- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số: Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại.

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn trên đường truyền.

- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

- Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe: Xây dựng hàng rào chống ồn, trồng cây xanh, treo biển báo, …


Chương 5: Ánh sáng

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng. Chùm sáng bao gồm nhiều tia sáng gộp thành.

- Có 3 loại chùm sáng thường gặp: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì

- Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng tia sáng.

- Vùng tối do nguồn sáng hẹp tạo ra phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Phía sau vật cản ánh sáng từ nguồn sáng rộng chiếu tới có 2 vùng:

+ Một vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng gọi là vùng tối.

+ Một vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là vùng tối không hoàn toàn.  

- Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới (i′=i).

- Phân loại: phản xạ phản xạ gương, phản xạ khuếch tán


Kết luận

Trên đây là tổng hợp các lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 hk1, Các bạn có thể tham khảo và ôn tập cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng rằng bài viết này của Điểm 10+ sẽ hữu ích đối với bạn.


Tham khảo KHÓA HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7: Tại đây


Tham khảo TUYỂN SINH CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CẤP 1-2-3 NĂM HỌC 2024-2025

Form đăng ký tư vấn

Gọi ngay

Zalo

Facebook