Nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán

Ngành kế toán hiện đang được xem là ngành có nhiều sinh viên lựa chọn và theo học. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Vì kế toán là bộ phận không thể thiếu trong công ty, tổ chức nên là một trong những nghề không lo thất nghiêp nhất.

Vietnamworks trong một báo cáo gần đây cho biết: Nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ ba trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Trong tổng số nhu cầu về nhân sự kế toán tài chính có: 33% là nhu cầu tuyển cho các vị trí chuyên viên kế toán, 38% cho vị trí kế toán trưởng, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính và 25% là nhu cầu tuyển vị trí giám đốc và quản lí tài chính. Ngoài ra theo dự đoán của Cục Thống kê Lao Động thì mức tăng trưởng là 15,7% cho nghành kế toán từ năm 2010-2020, nhanh hơn nhiều so với tốc độc tăng trưởng trung bình của hầu hết các nghành nghề khác. Như vậy, nhu cầu về nhân ngành kế toán hiện nay vẫn đang ở mức cao. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh  ở vị trí này cũng không hề nhỏ. Cũng theo báo cáo của Vietnamworks, mức độ cạnh tranh của vị trí kế toán ở Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn ở mức cao nhất (từ 54 đến 60 người).

Thị trường Viêt Nam vẫn đang thiếu những kế toán giỏi chuyên môn, lành nghề. Các nhu cầu về vị trí cao cấp trong nghành kế toán như kế toán trưởng, giám đốc tài chính vẫn đang tăng lên, đăc biệt ứng viên có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo cả trong giao tiếp lẫn trong nghiệp vụ lại càng khó kiếm. Những ứng viên này thường có rất nhiều các cơ hội không chỉ ở tập đoàn lớn, những công ti nước ngoài mà còn có cơ hội đi ra nước ngoài làm việc.

Để trở thành kế toán trưởng giỏi, sau đó là  Gíam Đốc Tài Chính, người làm nghề cần trải nghiệm công việc nhiều, phải luôn cập nhật các quy định của pháp luật liên quan về kế toán, thuế và tài chính. Đặc biệt, những kế toán sở hữu bằng cấp được công nhận quốc tế (chartered accountant) lại càng có nhiều cơ hội nghề nghiêp. Những kế toán này có nhiều cơ hội không chỉ  ở thị trường lao động mà còn ở khu vực ASEAN cũng như toàn cầu.

Các vị trí tiêu biểu trong nhóm nghề kế toán:

  • Kế toán thanh toán/ Kế toán thu chi.
  • Kế toán công nợ.
  • Kế toán kho.
  • Kế toán thuế.
  • Kế toán tiền lương.
  • Kế toán chi phí- giá thành- doanh thu,…
  • Kế toán tổng hợp.
  • Kế toán trưởng.
  • Giám đốc tài chính (CFO).

Hoạt động của kế toán là theo dõi,ghi chép và báo cáo số liệu liên quan đến tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề kế toán cũng có nhiều phân ngành và cũng có nhiều cách để phân loại khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số nghiệp vụ sau: Kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toadn tiền lương, kế toán chi phí- giá thành-doanh thu. Với mỗi nghiệp vụ khác nhau, nhân viên kế toán sẽ có trách nhiệm và công việc khác nhau.

Dưới đây là một số ví dụ:

Kế toán thanh toán, kế toán thu chi

Mục đích công việc:

Thực hiện theo dõi, quản lí và hoạch toán các khoản thu-chi liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Mô tả công việc:

Quản lí các khoản thu gồm:

  • Lập các chứng từ thu tiền liên quan đến các khoản thu từ khách hàng, cổ đông, nhân viên;
  • Theo dõi tiền gửi ngân hàng;
  • Quản lí và hoạch toán phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng vào số sách quyết toán;
  • Theo dõi các khoản công nợ của cổ đông,khách hàng, nhân viên và đôn đốc việc thu hồi công nợ;
  • Kiểm tra và đối chiếu các khoản thu với thủ quỹ;
  • Quản lý các khoản chi gồm:
  • Lập các chứng từ chi tiền như phiếu chi, ủy nhiệm chi liên quan đến các khoản chi cho nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông;
  • Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng;
  • Theo dõi các khoản tạm ứng của nhân viên;
  • Kiểm tra các hồ sơ chứng từ làm đề nghị thanh toán;
  • Kiểm tra và đối chiếu các khoản chi với thủ quỹ;
  • Lập báo cáo theo yêu cầu gồm:
  • Báo cáo các khoản thu, chi với ban lãnh đạo công ty.
  • Báo cáo tình hình công nợ với khách hàng, nhà cung cấp cho ban lãnh đạo.
  • Đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp;
  • Giải trình số liệu khi có yêu cầu.

Kế toán công nợ

            Mục đích công việc:

Quản lí, theo dõi và đôn đốc các khoản công nợ của công ti liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông.

            Mô tả công việc:

  • Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận;
  • Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán;
  • Lập và quản lí theo dõi danh sách các hợp đồng mua hàng, bán hàng;
  • Lập và theo doi danh mục khách hàng, nhà cung cấp;
  • Kiểm tra và hoạch toán các chứng từ liên quan đến mua hàng, bán hàng, thu tiền vào sổ sách kế toán;
  • Định kì đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp;
  • Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, nhà cung cấp;
  • Theo dõi hạn thanh toán thu hồi công nợ và đôn đốc việc thu hồi công nợ khách hàng;
  • Lập kế hoạch thanh toán công nợ với nhà cung cấp;
  • Lập báo cáo công nợ chi tiết phải thu, phải trả;
  • Lập báo cáo tình hình thực hiện hợp động, thông tin chung với công nợ;
  • Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận;
  • Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Quản lí, theo dõi các khoản vay.

Kế toán thuế

Mục đích công việc:

Thực hiện các báo cáo theo quy định của luật thuế theo kỳ (tháng, quý, năm) gửi cho cơ quan thuế và các cơ quan ban nghành khác liên quan như tài chính, thống kê, kế hoạch & đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm,..

            Mô tả công việc:

Hàng ngày:

  • Thu thập hóa đơn chứng từ từ các phòng ban và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của hóa đơn, chứng từ;
  • Phân loại, sắp xếp hóa đơn, chứng từ và ghi chép vào các sổ sách kế toán liên quan (sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản và sổ cái tài khoản).

Hàng tháng (quý), lập báo cáo thuế theo quy định, gốm:

  • Tờ khai thuê giá trị gia tăng;
  • Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính;
  • Nộp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước nếu phát sinh;
  • Cuối tháng lập các bút toán cuối kỳ gồm:
  • Căn cứ vào bảng lương của phòng HC-NS (hành chính- nhân sự) tập hợp các bút toán liên quan đến tiền lương;
  • Lập bảng tính khấu hao TSCĐ (tài sản cố định), phân bổ công cụ dụng cụ để làm cơ sở tính khấu hao, phân bổ
  • Lên báo cáo xuất nhập tồn kho, tính giá thành sản phẩm sản xuất và tập hợp giá trị vốn hàng xuất kho
  • Kết chuyển thuế GTGT (giá trị gia tăng)
  • Kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
  • Lên bảng cân đối số phát sinh tài khoản;
  • Kiểm tra số dư của các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh;
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan gồm:
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh BCTC (báo cáo tài chính)
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp)
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN (thu nhập cá nhân),…
  • In ấn sổ sách kế toán và rà soát hóa đơn, chứng từ kế toán để phục vụ cho công tác thanh kiểm tra quyết toán tài chính, thuế;
  • Giải trí số liệu với cơ quan thuế và các cơ quan thanh kiểm tra khi có yêu cầu;
  • Thường xuyên phải cập nhật chính sách thuế và chế độ kế toán và các pháp luật khác có liên quan để đảm bảo số liệu của kế toán theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

     Yêu cầu công việc:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp từ Trung học chuyên nghiệp (THCN), Cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) chuyên nghành, nắm vững các chính sách thuế, chế độ kế toán hiện hành và các pháp luật có liên quan.
  • Trình độ vi tính: Thành thạo các kỹ năng vi tính văn phòng và phần mềm kế toán.
  • Trình độ ngoại ngữ: Thành thạo Tiếng Anh là một lợi thế.
  • Kỹ năng mềm: Có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết công việc hiệu quả, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc.
  • Phẩm chất: Có khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc cao, nhanh nhẹn, hoạt bát, cẩn thận, tỉ mỉ, năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, chủ động, linh hoạt, có đầu óc nhạy bén trong vấn đề xử lý công việc, năng lực phân tích vấn đề và từ duy logic, trung thực, liêm chính.

Các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho kế toán thuế

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị đào tạo về nghiệp vụ kế toán thuế. Một trong những đơn vị có uy tín lâu năm trên thị trường đào tạo nghiệp vụ thực tiễn chuyên sâu về nghề tài chính, kế toán, thuế là CENSTAF.

CENSTAF liên tục mở các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu thực tiễn về kế toán thuế cho các bạn sinh viên, kế toán viên muốn bổ sung, nâng cao trình độ và kinh nghiệm và các nghiệp vụ về kế toán, thuế ở các loại hình DN (doanh nghiệp) (DN thương mại, DN xuất nhập khẩu, DN sản xuất, DN xây lắp, DN dịch vụ) và các lớp bồi dưỡng kiến thức thực tiễn về nghiệp vụ tài chính, kế toán, thuế cho cộng đồng các nhà quản lý và kế toán trên toàn quốc. Nội dung khóa học sẽ tập trung vào các quy định nhà nước về chế độc kế toán hiện hành, hướng dẫn áp dụng các luật, nghị định, thông tư về thuế vào hoạt động thực tiễn của mọi doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp

Mục đích công việc:

Tổng hợp toàn bộ các sốliệu từ hoạt động kế toán viên của công ty, lên các báo cáo kế toán trình kế toán trưởng để báo cáo ban lãnh đạo công ty.

Mô tả công việc:

  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các kế toán viên, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
  • Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh.
  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
  • Hoạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí.
  • Lập báo cáo tài chính theo từng quý,  6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.
  • Hướng dẫn xử lý và hoạch toán các nghiệp vụ cho kế toán viên trong phòng.
  • Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, tài liệu cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu.
  • Đưa ra các kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến.
  • Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định pháp luật.

Các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho kế toán tổng hợp

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị đào tạo về nghiệp vụ kế toán tổng hợp. Một trong những đơn vị đào tạ tốt nghiệp vụ này và đang được đánh giá tốt từ học viên là CENSTAF.

CENSTAF hiện có liên tục các khóa đào tạo nghiệp vụ về kế toán tổng hợp cho các bạn kế toán viên muốn bổ sung, nâng cao trình độ và kinh nghiệm để được tiến triển, đề bạt lên các vị trí cao hơn như kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Đặc biệt, CENSTAF còn có những khóa học chuyên sâu chô các loại hình doanh nghiệp khác nhau như kế toán tổn hợp trong doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xây lắp,v.v… Nội dung khóa học sẽ tập trung chuyên sâu vào các quy định nhà nước về chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành, hướng dẫn áp dụng các thông tư, nghị định về thuế vào hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp đặc thù để có nhiều kinh nghiệp thành công đối với nghề.

Kế toán trưởng

Mục đích công việc:

Quản lý hoạt động của phòng kế toán, đảm bảo các hoạt động của phòng kế toán được hoạch toán và kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, các báo cáo thuế được thực hiện đầy đủ và nộp đúng thời hạn. Tham mưu cho GĐ/TGĐ về công tác quản lý tài chính, kế toán tại công ty.

Mô tả công việc:

           Kế toán trưởng có những trách nhiệm cụ thể sau đây:

  • Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy kế toán;
  • Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả;
  • Xác địng phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có trường hợp thất thoát xảy ra;
  • Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán thuế của công ty theo chế độ kế toan và chính sách thuế, tài chính hiện hành;
  • Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toadn, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán bí mật của công ty;
  • Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty ngày càng phát triên.

         Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các công việc sau:

  • Chấp hành bảo vệ tài sản, tiền vốn trong công ty;
  • Chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao động;
  • Thực hiện các kế hoạch kinh doanh- tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, phí lưu thông;
  • Thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ…;
  • Giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác.

         Yêu cầu công việc:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp từ THCN, CĐ, ĐH chuyên ngành tài chính, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, nắm vững các chính sách thuế, chế độ kế toán hiện hành và các pháp luật có liên quan.
  • Trình độ vi tính: Thanh thạo các kỹ năng vi tính văn phòng và phần mềm kế toán.
  • Trình độ ngoại ngữ: Thành thạo tiếng Anh là một lợi thế.
  • Kỹ năng mềm: Có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết  công việc hiệu quả, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và quảng lý công việc.
  • Phẩm chất: Có khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc cao, nhanh nhẹn,hoạt bát, cẩn thận, tỉ mỉ, năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, chủ động, chủ động, linh hoạt, có đầu óc nhạy bén trong vấn đề xử lí công việc, năng lực phân tích vấn đề và tư duy logic, trung thực, liêm chính.

 Giám đốc tài chính

         Mục đích công việc:

Thực hiện theo dõi, quản lí các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

         Mô tả công việc:

Quản lí các hoạt động tài chính gồm:

  • Quản lí các hoạt động sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp;
  • Phân tích, dự báo dòng tiền, luồng tiền;
  • Quản lí vốn, lên các phương án tối ưu và tài chính;
  • Chuẩn bị các phương án về tài chính (tiền) để triển khai các kế hoạch kinh doanh của công ty;
  • Làm việc với các bên, đối tác, cơ quan chức năng để có thêm nguồn tiền cho hoạt động của công ty;
  • Với ngân hàng: Lên các phương án vay và quản lý khoản vay;
  • Với các cổ đông: Lên các phương án huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu;
  • Với các đối tác bên ngoài: Lên các phương án huy động vốn và phương án kinh doanh để thu hút tiền đầu tư;
  • Với tiền của công ty: Lên các phương án đầu tư phương án sử dụng vốn để sinh lời cho dòng tiền của công ty (gửi tiết kiệm, cho vay, chứng khoán, đầu từ vào các công ty khác,v.v);
  • Kiểm tra, kiểm soát các báo cáo tài chính theo yêu cầu gồm:
  • Báo cáo sử dụng vốn
  • Báo cáo hoạt động với ngân hàng gồm tiền gửi, tiền vay
  • Báo cáo đầu tư vốn ở các kênh
  • Giải trình số liệu với lãnh đạo, tổ chức và các bên liên quan khi có yêu cầu.

         Yêu cầu công việc:

  •  Trình độ học vấn: Tốt nghiệp từ ĐH trở lên chuyên ngành tài chính, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh; thành thục và hiểu rõ các chính sách thuế, chế độ kế toán hiện hành và các pháp luật có liên quan; có quan hệ tốt với ngân hàng, cổ đông, công ty chứng khoán, đối tác nước ngoài và các tổ chức tín dụng, tài chính.
  • Trình độ vi tính: Thành thạo các kỹ năng vi tính văn phòng và phần mềm kế toán.
  • Trình độ ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế.
  • Kinh nghiệm yêu cầu: Từ 3-5 năm kinh nghiệm kế toán trưởng.
  • Kỹ năng mềm: Có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết công việc hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo và khích lệ nhân viên, kỹ năng lập kế hoạch, giao việc và kiểm soát công việc, kỹ năng tổ chức và quản lí công việc cá nhân và của đội ngũ.
  • Phẩm chất: Có khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc cao, nhanh nhẹn, hoạt bát, cẩn thận, tỉ mỉ, năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, chủ động, linh hoạt, có đầu óc nhạy bén trong vấn đề xử lý công việc, năng lực phân tích vấn đề và tư duy logic, trung thực, liêm chính.

Form đăng ký tư vấn

Sản phẩm liên quan

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 là gì, cuộc cách mạng này mang lại ..

Xu hướng việc làm từ 2019 tại Việt Nam

Xu hướng việc làm từ 2019 tại Việt Nam

Năm 2019, dự báo về xu hướng nhu cầu việc làm có sự thay đổi rõ rệt..

Gọi ngay

Zalo

Facebook